Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn và những thông tin về nhảy xa

Bộ môn nhảy xa được sử dụng trong thi đấu và đưa vào bộ môn giáo dục thể chất hệ chính quy tại các trường học. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được các bước thực hiện nhảy xa và nhảy xa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, bài viết sau đây chúng mình sẽ giúp bạn tìm hiểu nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn và một số thông tin về bộ môn nhảy xa.

Bộ môn nhảy xa là gì?

Đây chính là một hoạt động thể chất sử dụng phương pháp bật người. Nhảy xa là bộ môn đã quá quen thuộc với mỗi nời lên không trung và tiến về phía trước một cách xa nhất sau đó tiếp đất với một bề mặt được phủ cát nhằm đảm bảo an toàn cho vận động viên và người nhảy. Đây là một hoạt động gồm nhiều đồng tác liên kết với nhau khá chặt chẽ và yêu cầu người chơi thực hiện một cách bài bản tránh gây chấn thương cơ thể.

Nhảy xa được sử dụng trong thi đấu và là môn học giáo dục thể chất hiện nay
Nhảy xa được sử dụng trong thi đấu và là môn học giáo dục thể chất hiện nay

Tác dụng của nhảy xa là gì?

Luyện tập nhảy xa giúp mọi người phát triển một cách toàn diện về chiều cao và thể lực. Thêm vào đó là tốc độ và sức mạnh khi giậm nhảy cũng giúp anh em cải thiện nhiều kỹ năng của bản thân.

Luyện tập nhảy xa giúp bạn tăng cao tính linh hoạt và các hệ thần kinh được tăng lên một cách rõ rệt. Điều này giúp cơ thể bạn tăng kháng thể giúp cơ thể sở hữu một hệ miễn dịch tốt nhất cùng những nhóm cơ ngày càng trở nên mạnh mẽ và dẻo dai hơn.

Đồng thời, nhảy xa cũng giúp anh em rèn luyện ý chí cùng tinh thần dũng cảm khi nhảy để đạt được thành tích tốt nhất. Điều này còn khiến người nhảy cảm thấy khoan khoái với cảm giác chinh phục chướng ngại vật mang lại sự kích thích tìm tòi.

Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn cụ thể ra sao?

Kỹ thuật nhảy cao bao gồm 4 bước cơ bản sẽ được chúng mình giới thiệu tới anh em một cách chi tiết như sau:

Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn được nhiều người quan tâm
Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn được nhiều người quan tâm

1. Giai đoạn lấy đà khi nhảy xa

Khi nhảy xa bạn cần thực hiện các thao tác để đo độ xa khi chạy đà bằng các bước chân trước khi chạy, thông thường 2 bước đi thường sẽ được tính là 1 bước chạy đà từ đó anh em có thể tìm ra cách lấy đà chuẩn nhất. Bước lấy đà khi nhảy xa khá quan trọng do đó bạn cần căn chỉnh thật chuẩn các bước của mình để có được những bước giậm nhảy mạnh nhất ở giai đoạn tiếp theo và tránh chấn thương.

Lưu ý ở 3 bước chạy đà cuối cùng bạn cần tăng tốc hơn để bước chạy được đạp về trước và nâng thân người nhằm bật xa hơn và duy trì tốc độ cho tới khi thực hành động tác bật nhảy.:

  • Bước chạy đà thứ nhất bạn cần bước chân chạy thật dài và đặt gót bàn chân của mình chạm xuống nền đất tiếp xúc trước.
  • Bước chạy đà thứ 2 anh em cần đưa chân thật nhanh để lăng ra phía trước và thực hiện bước đà thứ 2 bước này quan trọng nhất với bước chạy dài nhất trong cả quá trình.
  • Cuối cùng tại bước chạy thứ 3 bạn cần chủ động đưa chân mà mình dùng để giậm nhảy cùng với hồng vươn ra phía trước để đặt gót chân khớp vào vị trí giậm nhảy để tạo nên tư thế chuẩn bị.

2. Giai đoạn giậm nhảy

Với bước giậm nhảy bạn cần bật thật nhanh ở bước đà thứ 3 sau đó chạm đất bằng gót bàn chân của mình. Bạn cần nhanh chóng di chuyển tiếp xúc bằng cả bàn chân khi tiến hành thao tác giậm nhảy yêu cầu vận động viên hơi chùng gối để bật được xa hơn và bảo vệ khớp gối một cách hiệu quả.

Tiếp theo sử dụng toàn bộ sức lực để đạp thật mạnh chân lấy đà xuống đất và bật người lên thật cao đồng thời chân lăng đá thật mạnh ra phía trước và 2 tay đánh ra sau. Bạn tiến hành động tác thật dứt khoát và mạnh mẽ để bật cơ thể lên cao nhất có thể khi nhảy xa.

3. Giai đoạn bay trên không

Giai đoạn trên không khi chân lăng của bạn đang trên đà để nhảy thì nhanh chóng hạ chân xuống và văng người lên phía trước một cách xa nhất. Tạo hết điều kiện cho cả cơ thể nâng lên và lao về phía trước hố cát.

4. Giai đoạn tiếp đất

Cuối cùng bạn cần nâng hết cơ thể lao thẳng lên phía trước sao cho ngã nhào cơ thể về trước lưu ý anh em không nên đổ người ra phía sau. Kết quả nhảy xa được xác định bằng cách đo khoảng cách từ miệng hố cát đến vị trí rơi gần nhất, nên bạn không nên đặt mông xuống trước hoặc chống tay ra sau sẽ làm giảm thành tích nhảy xa của mình.

Nhảy xa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe và sức bền
Nhảy xa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe và sức bền

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho anh em chi tiết về bộ môn nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bộ môn thể dục thể thao thi đấu tốt cho sức khỏe này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *